[Archicad case study] Dự án Trung tâm Triển lãm Quốc tế Nagoya, Nhật Bản của Takenaka

Trung tâm Triển lãm Port Messe tại Nagoya, Nhật Bản là một trong những công trình quan trọng trong việc tổ chức nhiều sự kiện lớn trong nước và quốc tế. Để đáp ứng các yêu cầu khắt khe về thiết kế, công năng và tính bền vững, Takenaka Corporation đã ứng dụng công nghệ BIM hiện đại nhằm tối ưu hóa quy trình xây dựng và quản lý dự án. Sau đây hãy cùng GreenDS phân tích những thách thức, giải pháp và lợi ích mà công nghệ BIM mang lại trong suốt quá trình triển khai công trình này.

Thông tin dự án

  • Tên dự án: Port Messe Nagoya First Exhibition Hall 1.
  • Địa điểm: Nagoya, Nhật Bản.
  • Công ty: Takenaka Engineering.
  • Chủ tịch & CEO: Masato Sasaki.
  • Loại hình dự án: Trung tâm triển lãm.
  • Quy mô dự án: 40,716 m² / 438,263 ft².
  • Năm hoàn thành dự án: 2022.
  • Phần mềm sử dụng: Graphisoft Archicad, Solibri, Rhino, Grasshopper.

Đôi nét về Takenaka Corporation

Takenaka Corporation là một trong năm nhà thầu xây dựng tổng hợp lớn nhất Nhật Bản, được biết đến với tên gọi “Zenecon”. Với lịch sử phát triển lâu đời cùng đội ngũ hơn 8.000 nhân viên chuyên môn cao, Takenaka nổi bật bởi năng lực thiết kế, thi công, quản lý các dự án quy mô lớn trong và ngoài nước.

Trong hơn 20 năm, Takenaka đã tin tưởng sử dụng phần mềm Archicad như một công cụ chính trong quy trình thiết kế, đồng thời áp dụng phương pháp openBIM để tối ưu hóa sự cộng tác giữa các bộ phận. Mới đây, Takenaka đã phát triển công cụ Design BIM Tool – một giải pháp kết hợp giữa BIM, AI và mô phỏng dữ liệu tiên tiến giúp khách hàng ra quyết định nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Dấu ấn kiến trúc bên bờ biển kết nối giữa truyền thống và hiện đại

Trung tâm Triển lãm Quốc tế Nagoya là công trình được xây dựng nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Port Messe Nagoya – khu triển lãm quan trọng bậc nhất của thành phố Nagoya. Với mục tiêu tạo nên một biểu tượng mới cho khu vực ven biển, Takenaka đã hợp tác cùng Công ty Kiến trúc Kume Sekkei để thực hiện dự án trọng điểm này.

02_Takenaka
Port Messe Nagoya First Exhibition Hall, Takenaka Corporation, Japan, takenaka.co.jp, 
 Photo: ©SS Co.,Ltd., Mitsunori Aiba

 

Công trình bao gồm không gian triển lãm không cột lên đến 20.000m², nổi bật với phần mái lượn sóng độc đáo và mặt dựng kính phản chiếu cảnh biển. Ý tưởng thiết kế được lấy cảm hứng từ hình ảnh những con sóng, hòa quyện vào không gian mở của vịnh Nagoya.

03_Takenaka
Port Messe Nagoya First Exhibition Hall, Takenaka Corporation, Japan, takenaka.co.jp, 
Photo: ©SS Co.,Ltd., Mitsunori Aiba

Không chỉ mang tính biểu tượng về mặt kiến trúc, dự án còn thể hiện sự tôn trọng văn hóa địa phương thông qua việc sử dụng gỗ ốp trong nội thất, tái hiện hình ảnh lịch sử nơi đây từng là bãi tập kết gỗ trong thời kỳ xây dựng Lâu đài Nagoya. Sự kết hợp giữa yếu tố thiên nhiên, văn hóa, kỹ thuật hiện đại đã tạo nên một không gian vừa ấn tượng vừa gần gũi.

Thiết kế sáng tạo với công nghệ mô hình tham số

Ngay từ giai đoạn ý tưởng, nhóm thiết kế đã sử dụng các công cụ mô hình 3D tiên tiến như Rhinoceros và Blender để thử nghiệm các hình khối và thể tích thiết kế. Sau khi thống nhất phương án mái uốn lượn biểu tượng cho sóng biển, họ ứng dụng Grasshopper để phát triển mô hình tham số, tối ưu hóa quy trình hình học.

08_Takenaka
Port Messe Nagoya First Exhibition Hall, Takenaka Corporation, Japan, takenaka.co.jp, 
Photo: ©SS Co.,Ltd., Mitsunori Aiba

Các thành phần chi tiết từ mô hình tham số được chuyển sang Archicad, để chuyển thành các phần tử BIM chính thức. Từ mô hình này, nhóm thiết kế đã xuất bản vẽ 2D, tính toán khối lượng vật liệu và lập dự toán chính xác, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả kinh tế cho dự án.

Chuẩn hóa mặt dựng nhằm nâng cao năng suất và chất lượng thi công

Một trong những thử thách lớn nhất của dự án là mặt dựng có hình đa giác với độ cong phức tạp. Phần trên được thi công bằng gỗ Moen-wood chống cháy, trong khi phần dưới sử dụng kết cấu thép chắc chắn.

Để giải quyết bài toán thi công, đội ngũ kỹ sư đã thiết kế mặt dựng thành các module tiêu chuẩn hóa. Điều này giúp thống nhất về kích thước, góc kết nối và vị trí điểm uốn, từ đó cải thiện năng suất thi công, chất lượng lắp dựng và an toàn lao động.

Đặc biệt, nhờ việc chuẩn hóa này, thời gian thi công được ước lượng chính xác, tối ưu lịch trình tổng thể và giảm thiểu sai sót trong quá trình triển khai.

Cộng tác hiệu quả với Solibri – Phát hiện xung đột ngay từ mô hình

06_Takenaka
Port Messe Nagoya First Exhibition Hall, Takenaka Corporation, Japan, takenaka.co.jp, 
Photo: ©SS Co.,Ltd., Mitsunori Aiba

Không gian triển lãm chính trong trung tâm có khoảng cách nhịp lên đến 96m không sử dụng cột chống, đặt ra thách thức vô cùng lớn trong việc bố trí ống gió, hệ thống điều hòa, điện và cấp thoát nước. Do không thể thay đổi kết cấu chính đã được tính toán nghiêm ngặt, đội ngũ kỹ sư các bộ phận đã cùng nhau xây dựng mô hình kỹ thuật chính xác.

07_Takenaka
Port Messe Nagoya First Exhibition Hall, Takenaka Corporation, Japan, takenaka.co.jp, 
Photo: ©SS Co.,Ltd., Mitsunori Aiba

Sau khi có mô hình đầy đủ, nhóm đã sử dụng phần mềm Solibri để thực hiện kiểm tra va chạm (clash detection). Các ký sư BIM đã cập nhật các bản vẽ, điều chỉnh mô hình trực tiếp, đảm bảo mọi xung đột được xử lý trước khi đưa vào thi công thực tế.

Thi công thông minh – Mô hình thử nghiệm 1:1

Với mục tiêu đảm bảo chất lượng tối đa cho mặt dựng polygonal, đội ngũ dự án đã thực hiện mô hình mô phỏng thực tế tỷ lệ 1:1. Nhờ đó, các mối nối thép và quy trình thi công được kiểm tra kỹ lưỡng, đồng thời phát hiện và xử lý kịp thời các điểm tiềm ẩn rủi ro.

09_Takenaka
Port Messe Nagoya First Exhibition Hall, Takenaka Corporation, Japan, takenaka.co.jp, 
Photo: ©SS Co.,Ltd., Mitsunori Aiba

Toàn bộ dữ liệu từ mô hình thử nghiệm được sử dụng để cập nhật lại kế hoạch thi công và lịch trình tổng thể, đảm bảo mọi bước triển khai đều được tối ưu và hạn chế tối đa phát sinh ngoài dự kiến.

[Archicad case study] Dự án West Side Place phức hợp cao tầng tại Melbourne được thiết kế bằng Archicad

Dự án Trung tâm Hội chợ Quốc tế Nagoya không chỉ là một công trình biểu tượng về kiến trúc, mà còn là minh chứng sống động cho năng lực đổi mới và chuyển đổi số của Takenaka Corporation. Thông qua việc ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ như BIM, OPEN BIM, AI, mô hình tham số và quy trình kiểm soát chất lượng bằng Solibri, Takenaka đang mở ra một chuẩn mực mới cho ngành xây dựng: hiện đại – bền vững – hiệu quả.